Chắc hẳn với những anh em sư kê nuôi gà chọi nhiều năm đã biết, để chăm sóc được chú gà chọi khỏe mạnh, đỏ đẹp là quá trình rất gian nan, đòi hỏi nhiều công sức. Từ việc om bóp, chế độ ăn dinh dưỡng, ngoài đó là việc rèn luyện thể lực và chữa bệnh cho gà. Hôm nay hãy cùng Bk8 tìm hiểu các bệnh thường gặp ở gà chọi trong bài viết sau đây nhé!
Mục Lục
Bệnh Newcastle
Trong các bệnh thường gặp ở gà chọi mà anh em thường thấy nhất nhất là bệnh Newcastle.
Triệu chứng
Đối với bệnh này được diễn biến theo 3 thể:
- Thể quá cấp tính: Có diễn biến biến khá nhanh, có thể khiến gà chọi chết trong 25 – 48g. Hơn hết biểu hiện chung hay gặp là bỏ ăn, xù lông, ủ rũ, sốt, gục đầu, khó thở,..
- Thể cấp tính: Gà khi bị bệnh có trạng thái ủ rũ, bỏ ăn, thích uống nước, xã cánh đứng rù, lông xù. Ngoài ra phần da tím tái, xuất huyết thay thủy thũng mồng, yếm gà, có nhiều dịch chảy ra từ mỏ và mũi. Phần diều phình to, phân có lẫn màu trắng xám mùi tanh.
- Thể mãn tính: Thường có biểu hiện sau đợt dịch gồm đầu ngoẹo sang 1 bên, đầu mỏ gục xuống, liệt chân, mất thăng bằng. Đặc biệt gà bị rối loạn hô hấp, kiệt sức và chết.
Điều trị
Đối với bệnh này vẫn chưa có thuốc điều trị, khuyến cáo sư kê nên tuân thủ nghiêm ngặt lịch tiêm vacxin theo thông báo từ cán bộ thú ý địa phương.
Khi gà đá cựa sắt xuất có những dấu hiệu trên, người nuôi cần cách ly ngay những con bị bệnh. Đồng thời bổ sung thêm chất điện giải, Vitamin C và phải luôn sát trùng chuồng trại.
Bệnh Gumboro
Gumboro là bệnh thường thấy ở gà chọi, khi mắc bệnh sẽ có những triệu chứng như sau:
Triệu chứng
Thời gian ủ bệnh của gà thường rất ngày chỉ kéo dài khoảng 2 – 3 ngày:
- Gà thường có biểu hiện dễ nhận thấy nhất là mổ vào hậu môn của nhau
- Bên cạnh đó mắt gà cũng lờ đờ, lông xù, dáng đi run rẩy
- Gà bị giảm chân nhanh chóng, phân màu trắng loãng và chuyển sang nâu, dính đầu hậu môn
Điều trị
Bởi đây là căn bệnh có thể gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của gà, nên khi chúng bị bệnh thì tuyệt đối không mua thuốc kháng sinh. Mà hãy tuân thủ lịch tiêm phòng Gumboro của cán bộ thú ý.
Ngoài ra, chỉ điều trị theo từng triệu chứng, nếu bệnh tái phát thì chỉ được dùng 1 lượng kháng sinh bằng 1/2 liều điều trị.
- Dùng Anaglin hay Paracetamol để hạ sốt
- Dùng thuốc giải độc gan và tăng miễn dịch như Novigol, Escent L, Biomun,..
- Liên tục bổ sung điện giải, nước Vitamin C
- Khoảng sau 2 ngày điều trị, dùng tiếp thuốc kháng sinh để phòng ngựa bệnh nổi lên như Enrofloxacine, Oxytetracycline,… Đồng thời bổ sung thêm men tiêu hóa cho gà.
Bệnh đậu gà
Bởi đây là bệnh truyền nhiễm do virus gây nên, khiến gà gặp những triệu chứng khá nặng. Triệu chứng của căn bệnh này chia thành 3 thể, bao gồm:
- Thể quá cấp: Thường xảy ra ở những chưa bao giờ có dịch đậu. Khiến gà khó thở, thở khò khè, niêm mạc có chấm đỏ, mào gà tìm mắt, chết trong vài giờ phát bệnh
- Thể cấp tính: Giai đoạn này gà có mụn đậu, viêm màng mũi, màng giả yết hầu, có thể xuất hiện cả 3 triệu chứng hoặc từng cái
- Thể mãn tính: Lúc này, gà sẽ sổ mũi liên tục hoặc có ít màng giả, có thể suy yếu dần và chết.
Điều trị
Trước tiên, người chơi hãy cậy vẩy mụn đậu và rửa sạch với nước muối loãng. Vào mỗi ngày thì bôi thêm dung dịch 1% Xanhmetylen hay 1% Lugol lên mụn.
Tiếp tục làm sạch mụn đầu và bôi các chất có tính sát trùng như 5% CuSO4 hay Glycerin10%. Ngoài ra, bổ sung thêm Vitamin A, nếu thấy bệnh nặng thêm thì dùng kháng sinh phòng vi khuẩn, độn chuồng, độn ổ đẻ, phun sát trùng thường xuyên.
Xem thêm: Đá gà cựa sắt Thomo – Đỉnh cao đá gà casino online cho anh em mê gà chọi
Cúm gia cầm
Đây là một trong các bệnh thường gặp ở gà chọi, mà anh em cần phải lưu ý.
Triệu chứng
Cúm gia cầm khiến gà có những triệu chứng sau:
- Gà phát sốt cao, có dấu hiệu chảy nước mắt
- Gà chọi đứng tụm lại, lông xù, phù mắt và đầu
- Phần da tím tái, co giật, giảm sản lượng trứng
Điều trị
Khi dịch cúm diễn ra, người chăn nuôi tuyệt đối không di chuyển gia cầm từ nơi có dịch sang nơi khác. Trước tiên, cần tiêu diệt toàn bộ gia cầm, thủy cầm bằng cách chôn hoặc đốt, dọn sạch phân trong chuồng trại.
Hơn hết, không giết gia cầm và sử dụng sản phẩm gia cầm đã mắc bệnh. Trong quá trình chống dịch, hãy trang bị đầy đủ các dụng cụ gồm mũ, quần, áo, ủng, găng tay, kính, khẩu trang,…
Tuyệt đối không tự ý nuôi gia cầm, thủy sản khi chưa có sự cho phép của cơ quan. Luôn sát trùng nơi chôn gia cầm, dụng cụ chuồng trại, chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, quần áo lao động bằng dung dịch Povidone iod.
Đối với những vùng trại chưa có dịch thì cần khẩn trương tiêm vacxin phòng bệnh cúm gia cầm, không tiếp xúc hay mua sản phẩm của gia cầm từ vùng dịch. Liên tục vệ sinh chuồng trại 3 ngày/ lần
Bệnh tụ huyết trùng gà
Đối với căn bệnh này, gà chọi sẽ có chứng triệu chứng và cách điều trị như sau:
Triệu chứng
Phần triệu chứng của bệnh tụ trùng huyết ở gà cũng được chia ra 3 thể:
- Thể quá cấp: Khiến gà chết bất ngờ, có trường hợp đang ăn rồi lăn đùng ra chết. Phần da tím bầm, mũi miệng chảy nước có máu. tích sưng căng phồng.
- Thể cấp tính: Dễ khiến gà sốt cao đến 42 độ, xù lông, đi chậm chạp, ủ rũ. Nước nhớt có bọt lẫn màu đỏ sẫm chảy ra từ mũi miệng. Gà còn có biểu hiện khó thở, mào tím bầm do máu tụ, cuối cùng chết do không thở được.
- Thể mãn tính: Phần yếm sưng và đau, viêm hoại tử thành cục cứng. Ngoài ra, gà con gầy gò, có hiện tượng viêm khớp mãn tính, hoại tử mãn tính dẫn đến các triệu chứng về thần kinh.
Điều trị
Người nuôi có thể dùng các loại thuốc sau và trộn vào thức ăn cho gà như Neomycin, Enrofloxacin, Tetracyclin, Streptomycin. Bên cạnh đó là bổ sung điện giải, Vitamin C, B – complex để gà tăng sức đề kháng.
Trên đây là các bệnh thường gặp ở gà chọi mà Bk8vnclub.com muốn chia sẻ đến các bạn. Đừng quên trang bị cho mình những kiến thức để chăm sóc trang trại gà chọi thật tốt nhé.